Các bệnh thường gặp ở chó Poodle

Đánh giá post

Không cần bàn cãi khi nói rằng Poodle là giống cảnh khuyển được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam. Tại Thiên Khuyển chúng tôi nhận huấn luyện chó thì có hơn 50% là Poodle, còn lại là các giống chó khác.

Vì là giống chó nhập từ nước ngoài về nên về cơ bản Poodlecó tình trạng sức khỏe không tốt và không phù hợp với khí hậu nước ta nên thường xuyên mắc bệnh. Chi phí y tế bỏ ra hàng năm có khi còn lớn hơn số tiền bạn đón cún về. Nắm bắt được những căn bệnh hay gặp ở Poodle sẽ giúp người nuôi biết cách phòng tránh và nuôi dưỡng những bé cún lông xù này khỏe mạnh hơn.

Thiên Khuyển xin mời độc giả tham khảo các bệnh thường gặp ở chó Poodle bên dưới.

Các bệnh thường gặp ở chó Poodle

1. Bệnh viêm đường ruột cấp ở Poodle

Bệnh phổ biến nhất đối với các giống chó cảnh nhỏ nói chung và Poodle nói riêng. Do cơ địa và dạ dày yếu nên chúng rất dễ khi mắc bệnh viêm đường ruột cấp. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời, Poodle không hấp thụ được thức ăn sẽ dẫn đến chậm lớn, cơ thể còi cọc, ốm yếu. Bệnh nặng sẽ gây tiêu chảy mất nước, dần dần kiệt sức dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Về cơ bản nguyên nhân chính là do Poodle ăn phải thức ăn thức uống mất vệ sinh. Thực phâm ôi thiu hoặc đã hết hạn sử dụng dẫn đến có hại cho bao tử. Có 3 nguyên nhân dẫn đến viêm đường ruột cấp ở chó Poodle như sau:

  • Nguyên nhân do giun nóc: Các loại giun móc thường xuất hiện ở vách ruột non với những móc nhọn cắm vào thành ruột. Chúng kí sinh và hút máu, tạo ra những tổn thương gây xuất huyết niêm mạc ruột dẫn đến bệnh viêm ruột cấp ở Poodle.
  • Bị bệnh do virus: Các loại virus Parvo, Care khi xâm nhập cơ thể bé Poodle, cơ quan tiêu hóa sẽ là mục tiêu tấn công đầu tiên của chúng. Hai loại virus này 80-90% có thể giết chết bất kỳ chú chó nào mắc phải chúng.
  • Do vi khuẩn: Poodle ăn và uống nước bẩn mất vệ sinh, chứa các loại vi khuẩn nguy hiểm như: E Coli, Clostridium, Salmonella,… Vi khuẩn khi xâm nhập cơ thể sẽ phát triển trong niêm mạc ruột gây nên bệnh đường ruột cấp ở Poodle.

Triệu chứng của bệnh

  • Khi Poodle mắc bệnh này thì biểu hiện đầu tiên là cún bỏ ăn. Tiếp đến là dẫn đến sốt cao 38-39 độ C kèm theo nôn mửa và tiêu chảy nặng. Phân của Poodle bị bệnh có màu xám đen, loãng và mùi rất tanh.
  • Nếu bệnh đã kéo dài nhiều ngày, Poodle sẽ có những biểu hiện: Bụng thóp, mắt lờ đờ, đi không vững,… Poodle nôn mửa và tiêu chảy liên tục sẽ dẫn đến tình trạng mất nước. Nếu không được bổ sung nước kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của cún.
  • Đến khi Poodle có những biểu hiện nặng của bệnh như: Kiệt sức nằm một chỗ, đi ngoài ra máu, thân nhiệt hạ thấp,… thì 80-90% là không thể chữa trị.
benh-o-cho-poodle

Cách điều trị bệnh

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh viêm đường ruột là chữa trị ngay khi thấy Poodle có những biểu hiện đầu tiên. Một số loại thuốc dùng để điều trị như sau:

  • Dùng các loại kháng sinh: Spectylo: Liều 1ml với cân nặng 3 – 5 kg. Tylenro 5 + 5: Liều 1ml/10kg thể trọng trong 1 ngày.
  • Thuốc đặc trị bệnh: – PParavet: Liều 1ml/4 kg; P.Atropin: Liều 2ml/10 -15 kg; PNa.campho: Liều 2 – 4 ml/con/ngày.
  • Kết hợp thêm một số loại thuốc bổ như: Vime C: Liều 500mg/con/ngày; Vitamin B6: Liều 1ml/con/ngày; Vitaral: Liều 1ml/10kg
  • Poodle nôn mửa và tiêu chảy quá nhiều thì truyền glucose 5% mỗi ngày để cung cấp nước và chất điện giải giúp chúng nhanh hồi phục.
  • Nếu nguyên nhân gây bệnh đường ruột là do giun móc thì sau khi hồi phục từ 7-10 ngày, bạn nên tẩy giun cho Poodle bằng các loại thuốc đặc trị như: Levavet liều 0,5 ml/10 kg; Vimectin 0,1% liều 0,2ml/kg. Sau 2 – 3 tháng lặp lại một lần.

Chú ý: Khi cho cún dùng những loại thuốc trên thì nên có chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng vì liều lượng uống còn phụ thuộc vào trọng lượng của mỗi bé Poodle.

Cách phòng tránh bệnh

Nếu muốn bé cún Poodle không mắc phải bệnh viêm ruột, người nuôi cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách phòng tránh hợp lý:

  • Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn thì nhớ cho bé cún Poodle ăn sạch uống nước sôi, thức ăn phải nấu chín. Bạn tuyệt đối không cho cún ăn thịt sống hay trứng sống. Bát ăn, khay uống của Poodle nên được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Với thức ăn thừa, ôi thiu, hết hạn sử dụng, bạn cần đổ hết đi và tránh để cún ăn rác thải hay uống nước bẩn.
  • Nguyên nhân là do giun móc thì nên thực hiện tẩy giun định kỳ cho Poodle khoảng 2-3 tháng một lần.
  • Nếu nguyên nhân là do virus Care hoặc Pravo thì chỉ có cách tiêm phòng vaccine đầy đủ mới có thể phòng tránh chúng.

2. Bệnh Sài sốt ở Poodle (bệnh care)

Khi Poodle bị bệnh Care thì bạn cần hết sức lưu tâm. Care là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với bất kỳ giống cảnh khuyển nào. Không chỉ Poodle mà tất cả những giống chó chưa tiêm phòng đều có nguy cơ mắc phải chúng. Nguyên nhân là bệnh chưa có thuốc đặc trị. Và theo thống kê năm 2020 thì tỷ lệ cún tử vong cao: 80-90%.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Care xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt khi trời mưa nhiều, độ ẩm cao sẽ là môi trường thuận lợi cho virus Care sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể Poodle. Những bé cún Poodle từ 2-12 tuần tuổi với sức đề kháng kém sẽ trở thành mục tiêu tấn công của loại virus này.

Biểu hiện của bệnh

  • Hầu hết những bé cún khi mắc bệnh Care đều xuất hiện triệu chứng đầu tiên là sốt cao từ 39-42 độ C. Hệ hô hấp bị viêm nhiễm nghiêm trọng với các triệu chứng: Ho kéo dài, chảy nước mũi, mắt sưng húp và có dịch nhầy chảy ra. Lâu dần, cún bị khó thở, khò khè do bị viêm phổi cấp.
  • Sau hệ hô hấp, cơ quan tiêu hóa sẽ là mục tiêu tấn công tiếp theo của virus Care. Lúc này, các triệu chứng trên xuất hiện kèm theo nôn mửa liên tục, tiêu chảy ra máu dẫn đến kiệt sức vì mất nước. Nếu không tinh ý, người nuôi có thể nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh viêm đường ruột.
  • Khi virus Care tấn công đến hệ thần kinh sẽ kèm theo những biểu hiện như: Run rẩy, lên cơn co giật, chảy nước dãi, không đi lại được. Trên bề mặt da của cún cũng bắt đầu xuất hiện những nốt mụn mủ to bản. Đây là những biểu hiện cuối, tức là chú cún nhà bạn đang trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm.

Cách điều trị bệnh

Bệnh Care lây lan rất nhanh và có tính chất nguy hiểm. Khi chó Poodle bị bệnh nếu phát hiện thì bạn cần cách ly bé ngày để tránh truyền nhiễm sang chú chó khỏe khác. Sau đó, lập tức đưa Poodle mắc bệnh đến ngay bác sĩ thú y để có phương án chữa trị kịp thời. Càng để lâu bệnh càng khó có khả năng chữa trị.

  • Có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn để phòng tránh sự lây lan của virus như: Vime-Tobra, Amoxi 15 % LA, Vimexyson C.O.D, Spectylo, Lincocin 10%,…
  • Kết hợp với các thuốc bồi dưỡng, trợ sức sau: Vitamin C, B, Complex fortified , Paravet, Atropin, Na.campho,…
  • Nếu Poodle bị tiêu chảy và nôn mửa nhiều thì nên truyền dịch Glucose 5% để bù nước và chất điện giải.

Nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì cơ hội chữa khỏi bệnh Care cũng khá cao. Tuy nhiên, những bé Poodle sau khi chữa khỏi thường để lại các di chứng nặng nề như: Co giật, động kinh, bị tật ở chân, gầy còm, ốm yếu,… Do đó, để cún khỏe mạnh bạn nên lưu ý tiêm phòng đầy đủ theo đúng lộ trình ngay từ khi còn nhỏ.

Cách phòng tránh

  • Bệnh Care chưa có thuốc đặc trị nên tiêm phòng là cách duy nhất để phòng tránh chúng. Nên bắt đầu tiêm phòng khi Poodle đủ 3 tháng tuổi bằng vaccine phòng bệnh Care (VN) hoặc dùng vaccine DHPPi + L (Hà lan): Phòng cùng lúc 5 bệnh Carê, Viêm gan truyền nhiễm, Parvovirus, Phó cúm, Lepto.
  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, nơi ở của Poodle, tránh để tình trạng ẩm ướt nấm mốc.
  • Chế độ dinh dưỡng cần khoa học để tăng sức đề kháng cho Poodle chống lại bệnh.
cho-poodle-bi-benh
Bé Poodle bị bệnh

3. Bệnh viêm da

Nguyên nhân gây bệnh

Bộ lông của Poodle mọc dày và rậm rạp là nơi trú ẩn lý tưởng của các loại ký sinh trùng trên da như: Bọ chét, ve chó, rận. Sau khi ký sinh, chúng sẽ hút máu để sinh sản, gây nên tình trạng lở loét, bệnh ghẻ và nấm trên da.

Một nguyên nhân khác cũng có thể do quá trình cắt tỉa lông làm da của bé cún Poodle bị tổn thương và không chữa trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng trên da, nặng có thể dẫn đến hoại tử.

Biểu hiện của bệnh

  • Biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm da là cún cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Những bé Poodle mắc bệnh sẽ liên tục gặm nhấm, cào cấu, bứt lông. Vùng da bị viêm sẽ có dấu hiệu chảy mủ, đóng vảy và vón thành cục trên lông.
  • Viêm da cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rụng lông ở chó. Nếu bạn thấy xuất hiện Poodle rụng lông quá nhiều thì hãy lập tức kiểm tra bề mặt da để phát hiện bệnh kịp thời.

Cách điều trị bệnh

Viêm da là căn bệnh rất hay gặp trong suốt vòng đời của Poodle. Bạn có thể tự điều trị cho cún cưng tại nhà mà không nhất thiết phải đưa chúng đến bác sĩ thú y.

  • Đầu tiên, người nuôi cắt bỏ phần lông tại vị trí bị viêm để vùng da đó được thông thoáng. Sau đó, dùng nước muối pha loãng hoặc oxy già rửa sạch da hàng ngày để tránh bị nhiễm trùng.
  • Sau đó bạn có thể sử dụng thuốc Bivermectin 0,1% theo đường tiêm. Liều lượng cụ thể phụ thuộc vào cân nặng của từng bé Poodle. Bạn nên nhờ bác sĩ thú y tư vấn thêm.
  • Tránh để vùng bị viêm da tiếp xúc với nước trong quá trình điều trị.

Cách phòng tránh

  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng da của Poodle để có những phát hiện kịp thời.
  • Tắm gội và vệ sinh cơ thể cún sạch sẽ. Nếu lông của Poodle có tình trạng ẩm ướt thì nên sấy khô ngay lập tức, không để vi khuẩn trên da có cơ hội phát triển.
  • Nếu nguyên nhân viêm da là do các loại ký sinh trùng thì bạn nên cắt tỉa lông cún gọn gàng. Vì bộ lông rậm rạp của Poodle chính là nơi bọ chét, rận ưa thích nhất.
  • Giữ nơi ở, ăn uống của Poodle thật sạch sẽ để ngăn ngừa sự lây lan của các loại ký sinh trùng và vi khuẩn trên da.

Để phòng tránh ký sinh trùng chọn bộ lông của Poodle là nơi trú ẩn, người nuôi nên tắm rửa cho cún thạt sạch sẽ. Thiên Khuyển xin gửi tới bạn đọc những thông tin về cẩm nang chăm sóc chó Poodle tại blog.

4. Bệnh ho cũi ở chó Poodle

Ho cũi – tên gọi khác của bệnh viêm khí quản, phế quản truyền nhiễm. Đây là một loại bệnh hô hấp thường gặp ở loài chó. Bất kỳ chú chó nào cũng có thể bị nhiễm bệnh ít nhất 1 lần trong đời. Căn bệnh này không nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, tính mạng của Poodle cũng sẽ bị đe dọa.

Nguyên nhân gây bệnh

Thường gặp nhất khi Poodle mới nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Nguyên nhân là bé chưa kịp thích ứng với khí hậu nhiệt đới của nước ta. Do đó nệnh ho cũi xuất hiện nhiều nhất ở Poodle dưới 6 tháng tuổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do 2 loại vi khuẩn: Parainfluenza và Bordetella lan truyền trong không khí, xâm nhập vào cơ thể của Poodle. Hoặc do bé cún Poodle tiếp xúc với những cá thể khác đang chứa mầm bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Một số triệu chứng điển hình khi chó Poodle mắc bệnh ho cũi như sau:

  • Bệnh nhẹ: Những chú cún Poodle sẽ xuất hiện những biểu hiện như: Ho khan kéo dài, tiếng ho to và kéo dài như tiếng ngỗng kêu, chảy nước mũi, mắt ửng đỏ,… Các dấu hiệu này có thể kéo dài vài tuần và dần trở nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời.
  • Ở những trường hợp nặng hơn, các triệu chứng diễn biến rất phức tạp: Bỏ ăn, sốt, ho nặng nề hơn, khó thở,… thậm chí cún có thể bị bất tỉnh. Trường hợp này chỉ xảy ra với những bé Poodle chưa được tiêm phòng hay bị suy giảm hệ miễn dịch.

Cách điều trị bệnh

  • Nếu phát hiện những cơn ho đầu tiên, bạn cần đưa Poodle ngay đến bác sĩ thú y để kịp thời chữa trị.
  • Bạn có thể cho Poodle dùng thuốc kháng sinh để làm giảm những cơn ho hoặc chữa khuẩn nếu bị viêm nhiễm. Tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để biết cách dùng chính xác nhất cho các loại thuốc.

Giải pháp phòng tránh bệnh

  • Cách phòng tránh bệnh ho cũi tốt nhất ở Poodle là tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ. Các loại vaccine sẽ có tác dụng phòng bệnh trong vòng 12 tháng. Bạn có thể dẫn cún cưng đi tiêm lặp lại đều đặn hàng năm.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho Poodle. Tránh để cún bị lây nhiễm từ những cá thể đang mang mầm bệnh.

Kết luận

Trên đây là một số căn bệnh hay gặp ở dòng cảnh khuyển nhỏ xinh Poodle mà bất kỳ chủ nuôi nào cũng nên nắm bắt để biết cách phòng tránh. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc Poodle.

Thiên Khuyển cũng khuyến khích khách hàng nên chăm chó một cách kỹ hơn. Tăng cường các bài huấn luyện chó Poodle để tăng cường sức đề kháng. Hoặc có thể gửi đến trường dạy chó của chúng tôi để được huấn luyện và tư vấn bài bản nhất.

Để lại thông tin bên dưới để nhận tư vấn nhanh từ trung tâm huấn luyện chó Thiên Khuyển.

    .
    .
    .
    .