Các bệnh thường gặp ở chó Beagle

các bệnh ở chó beagle
Đánh giá post

Nhìn tổng thế, những chú chó săn thỏ Beagle có kích thước tương đối nhỏ so với các giống chó săn thỏ khác. Trung bình một chú chó săn thỏ đực trưởng thành có cân nặng trung bình là 11 kg, chiều cao trong khoảng 41 cm.

Những chú chó săn thỏ cái có căn nặng thấp hơn khoảng 9 – 10 kg, chiều cao cũng chỉ đạt 33 – 38 cm. Mặc dù thân hình, trọng lượng bé nhỏ nhưng cơ thể chúng tương đối săn chắc, cơ bắp và nhanh nhẹn.

Nhìn toàn bộ thân hình có thể thấy phần thân chó tròn và dài hơn so với chiều dài của chân. Phía gan bàn chân tròn, dày giúp chúng di chuyển tương đối nhanh nhẹn. Hộp sọ tương đối to và tròn, phần mõm của chó săn thỏ khá lớn và vuông. Phân bộ hàm và răng rất chắc khỏe. Đôi mắt tròn to, hơi lồi và có màu nâu đỏ. Loài chó này có chiếc đuôi dài, rất cứng trông giống đuôi của những chú bò. Chiếc mũi màu đen, to, luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nhờ chiếc mũi này mà chó săn thỏ Beagle được xếp vào top 10 những giống chó khôn có chiếc mũi thính nhất trên thế giới.

Các bệnh thường gặp ở chó Beagle

Được biết, tuổi thọ trung bình của mỗi chú chó Beagle thường là từ 12 đến 15 năm. Nhưng với điều kiện thời tiết như ở Việt Nam thì khá hiếm có chú Beagle nào có thể sống đến 15 năm. Muốn các cún Beagle khỏe mạnh, bạn cần biết một số loại bệnh Beagle hay gặp và đặc biệt quan tâm đến việc phòng bệnh cho chúng. 

1. Bệnh còi xương suy dinh dưỡng 

Còi xương là một trong những căn bệnh hay gặp ở chó Beagle. Nguyên nhân là do tỉ lệ giữa canxi và phốt pho không cân đối. Cũng có thể nguyên nhân thiếu vitamin trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, những căn bệnh về đường ruột có thể là một trong những tác nhân dẫn đến các cún Beagle không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. 

Các dấu hiệu thường gặp của chó Beagle mắc bệnh còi xương

  • Cún chán ăn, hệ tiêu hóa rối loạn nhẹ, cún thường không thích nằm một chỗ. Các khớp xương của cún bắt đầu có dấu hiệu đau nhức. 
  • Thường xuyên bỏ dở thức ăn, hay liếm bậy bạ, ít thay răng hơn trước. Một số cún còn có thể xuất hiện những cơn co giật ngắn. 
  • Khung xương của cún bắt đầu có sự biến dạng, những khớp xương dần sưng to. Trong khi đó xương ống chân lại dần cong queo, xương cột sống bị cong vẹo. Đây được coi như giai đoạn cuối của bệnh còi xương

Để phòng tránh bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở chó Beagle, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của cún. Trong đó, bạn cần cân đối giữa lượng canxi, phốt pho, vitamin D. Bên cạnh mỗi ngày, bạn nên cho cún đi phơi nắng vào buổi sáng sớm. Đây là cách tốt nhất để bộ xương của cún thêm chắc khỏe nhờ vào lượng vitamin D từ ánh nắng Mặt Trời. 

2. Bệnh động kinh 

Đây là căn bệnh di truyền có thể gặp phải ở cho Beagle. Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh này sẽ là cún trở nên phá phách, khó bảo, miệng hay mở ra,… Thậm chí cún còn lên cơn co giật khi tình trạng bệnh trở nặng. Việc phát hiện kịp thời cún Beagle nhà bạn có bị động kinh hay không là rất quan trọng.

Mặc dù khả năng chữa khỏi hoàn toàn là tương đối thấp nhưng việc phát hiện bệnh kịp thời sẽ hạn chế những nguy hiểm cho chủ nuôi và những người xung quanh. 

 3. Hội chứng Chinese Beagle

Hội chứng Chinese Beagle làm cho các chú cún Beagle sẽ có phần đầu to hơn bình thường. Điều này khiến chúng không cân đối với cơ thể. Mắt cún bắt đầu bọ xéo, cún dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch hơn. 

4. Bệnh cườm nước 

Bệnh cườm nước ở chó Beagle khiến cho thị lực của cún dần bị suy giảm. Cún đi lại khó khăn hơn do không còn nhìn rõ đường, khi tình trạng bệnh trở nặng cún có thể bị mù hoàn toàn. 

5. Bệnh trật xương bánh chè

Giống chó Beagle rất thích chạy nhảy, khám phá mọi lúc mọi nơi. Tính tinh nghịch dễ khiến cho cún gặp phải những tai nạn ảnh hưởng đến khớp xương. Trong đó, Beagle nói chung rất dễ bị trật xương bánh chè khi hoạt động quá mạnh. 

Kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho Beagle 

Beagle là giống chó khá dễ nuôi. Bạn không phải quá tốn công trong việc chăm sóc lông hay suy nghĩ phải làm sao để cún ăn tốt. Bởi Beagle vốn ăn uống không quá cầu kỳ như một số giống chó cảnh khác. 

Lưu ý về chế độ ăn uống cho Beagle

Chó Beagle có thể uống dễ dàng mọi thứ bạn đưa cho cún. Khẩu phần ăn của Beagle cũng tương tự như các giống chó khác. Để cún phát triển tốt thì bạn nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất như protein, chất béo, chất xơ, vitamin, tinh bột,.. Mỗi ngày, bạn hãy cho cún ăn từ 3 đến 4 bữa. Và nếu không muốn bị những tiếng sủa inh ỏi của cún làm phiền thì bạn không nên để cún bị đói đâu nhé. Vì một cái bụng của Beagle đã sôi lên thì cún sẽ tìm mọi cách để bạn phải đáp ứng nhu cầu của chúng. 

Bên cạnh việc cho Beagle ăn đúng bữa thì bạn cần chú ý đến việc cất giữ thức ăn cho cún. Nhất là với các loại thức ăn có mùi thơm bởi Beagle có cái mũi cực thính. Beagle còn có biệt danh là “thánh ăn vụng” với khả năng rình mò đồ ăn siêu việt. Do đó, bạn phải cất đồ ăn sao cho thật kỹ. Đồng thời, phải có những biện pháp răn đe khi cún ăn vụng quá nhiều lần.

Cần đảm bảo vệ sinh hằng ngày cho Beagle

Beagle luôn dồi dào nguồn năng lượng, cún thích chạy nhảy và nô đùa mọi lúc mọi nơi. Bạn chỉ cần thả cún ra vườn chơi một lúc thôi là khi trở về người cún đã dính đầy bùn đất rồi. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng điều này vì bộ lông của Beagle rất ngắn. Việc vệ sinh lông không có gì là quá khó khăn đâu.

Nếu muốn bộ lông của cún luôn sạch sẽ, thơm tho thì chó cần tắm rửa thường xuyên. Nhưng không có nghĩa là ngày nào cũng tắm đâu nhé. Mỗi tuần bạn chỉ cần tắm cho các chú cún Beagle khoảng 2 đến 3 lần là được. Vào mùa thì mỗi tuần chỉ cần tắm 1 lần thôi. Sau khi tắm xong, bạn phải sấy khô lông cho cún.

Móng chân của chó Beagle rất dài nên mỗi tháng, bạn cần cắt móng cho cún từ 1 đến 2 lần. Beagle còn cần phải vệ sinh răng miệng ít nhất 3 lần/tuần để loại bỏ đi những vi khuẩn gây hại. Nếu cún lười đánh răng, bạn hãy chọn mua các loại kem đánh răng có mùi vị hấp dẫn như mùi thịt bò. Khi ngửi thấy những mùi này, cún sẽ hứng thú với việc đánh răng hơn.

Ngoài ra, bạn phải thường xuyên kiểm tra tai của các chú cún Beagle. Kiểm tra xem có bị dính bẩn hay dị vật gì trong tai không. Bởi vì tai của giống chó săn thỏ này tương đối to và luôn rũ xuống. Vi khuẩn ẩn nấu trong tai có thể gây phát sinh mầm bệnh.

Tập luyện hằng ngày chó Beagle

Chó Beagle ưa vận động, cún sẽ không thích bị xích nhốt quá lâu. Vậy nên, tốt nhất bạn cần cho cún vận động thường xuyên hơn. Mỗi ngày hãy dắt cún đi dạo tầm nửa tiếng, cho cún chơi các trò vận động để cơ thể cún thêm chắc khỏe và hạn chế nguy cơ béo phì. Bạn có thể tham khảo cách huấn huyện chó cơ bản tại Thiên Khuyển. Hoặc có thể gửi bé đến trung tâm huấn luyện chó của chúng tôi.

Đến một độ tuổi nhất định nào đó, các chú chó Beagle sẽ trở nên lười biếng. Chúng chỉ thích nằm một chỗ và không thích vận động nhiều như trước. Ở giai đoạn này, Beagle rất dễ bị béo phì. Vì thế, bạn lại càng cần phải cho cún vận động thường xuyên hơn

Cuối cùng khi nuôi chó săn thỏ bạn phải đặc biệt chú ý đến việc bổ sung canxi và tích cực tập luyện thể dục . Nên đưa cún đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe toàn diện.

Để lại thông tin bên dưới để nhận tư vấn nhanh từ trung tâm huấn luyện chó Thiên Khuyển.

    .
    .
    .
    .